DÃ QUỶ DẠ XOA – PHẦN 1
Tôi không biết gia đình ông có thù oán gì với thầy phong thuỷ đó không, nhưng mọi thứ xây nên ở đây đều bất lợi cho gia chủ, nhẹ thì tai ương bệnh tật, nặng thì tổn mạng cho con cháu đời sau. Dương trạch ở đây đã phạm vào hình sát trong năm sát của phong thuỷ: hình sát, quang sát, khí sát, thanh sát và phong sát.
***
Trời đã nửa khuya, tôi lững thững bước trên con đường đất quen thuộc. Hôm nay là ngày rằm nên ánh trăng vẫn còn lấp ló phía sau tán cây. Tiết trời se lạnh, chốc chốc lại có một cơn gió nhẹ lùa qua tán lá me ven con đường vắng vẻ mang theo cái lạnh đầu mùa. Tôi đưa tay cho vào áo khoác len giữ ấm, ngước nhìn cảnh vật có phần ảm đạm xung quanh, thở dài rồi lê bước về phía quán cHạo của dì Hai Gù.
Xa xa dưới ánh đèn mờ mờ của chiếc đèn măng xông treo lơ lửng gần tàn trâm bầu đưa ra phía mặt đường, tôi thấy loe hoe vài bóng người đang ngồi phía trước quán. Chiếc xe cHạo của dì Hai đặt cạnh ngay những ngôi mộ được xây bằng đá tổ ong cũ kĩ nhưng lúc nào cũng nhang khói nghi ngút, làm cho khung cảnh có phần tĩnh mịch âm u, có lẽ vì thế mà người ta đặt cho quán cHạo của dì Hai Gù cái tên “Quán cHạo âm phủ”…
Dân vùng này còn thưa thớt, mỗi căn nhà cách xa nhau cả mấy thửa vườn, đường đất nhỏ hẹp, đến điện còn chưa kéo vào được, ấy vậy mà quán cHạo của dì Hai đã tồn tại gần hai mươi năm nay rồi, cứ đến mười hai giờ khuya là bà lại lầm lũi đẩy xe cHạo ra bán cho đến tận sáng, tôi nghe kể lại rằng có khi bà chẳng bán được tô cHạo nào, vậy mà bà vẫn kiên trì không bỏ cái nghề nương theo mưa gió thất thường này.
Tôi tiến lại gần chiếc bàn tre, thì ra bóng người lúc nãy là chú Tư Biền, năm nay ngoài năm mươi rồi, nhà cách nhà tôi mấy sào đất, còn người ngồi cạnh chú là anh Quách lớn hơn tôi vài tuổi. Tôi lễ phép cHạo, chú Tư ngước lên thấy tôi liền cười và nói:
– Thằng Hạo hả bây? Mày về khi nào mà không cho chú Tư hay gì hết vậy? Ngồi xuống đây!… Hôm bữa chú có qua nhà gặp ba mày uống trà tán dóc mà có thấy mày đâu?!
Tôi ngồi xuống rồi chậm rãi:
– Dạ, cháu mới về hồi sáng, nhớ cHạo của dì Hai nấu quá nên tranh thủ ra ăn sẵn tiện thăm dì Hai luôn.
Tôi ngước nhìn dì Hai khẽ gật đầu, dì Hai mang lại cho tôi tô cHạo nóng hổi:
– Cháu vẫn khoẻ chứ?
– Dạ, cháu vẫn khoẻ!
– Ừm…! – dì Hai khẽ cười rồi lặng lẽ quay đi. dì Hai lúc nào cũng vậy, rất kiệm lời, nhưng lại là người rất tốt bụng, trên mặt dì lúc nào cũng đượm vẻ u buồn.
chú Tư đưa tay xoắn một điếu thuốc rê, rít một hơi thật dài rồi nhẹ nhàng phà làn khói trắng mỏng lên không trung quyện vào ánh sáng vàng đục mờ ảo của chiếc đèn măng xông, xuyên thấu bóng tôi trên mặt đường lỏm chỏm đá, khung cảnh dường như chùn lại ít giây… Anh Quách hớp một ngụm trà rồi vỗ vai tôi:
– Hạo, anh nghe đồn em có thể nhìn thấy những hồn ma có đúng vậy không? Anh không tin nên muốn nghe chính miệng em nói!
Tôi chưa kịp nói gì thì đã nghe một tiếng xoảng vang lên, thì ra là dì Hai không cẩn thận làm rơi tô cHạo, vẻ mặt dì lúc đó hình như có điều gì khác lạ, anh Quách lại hối:
– Có thật vậy không Hạo?
Tôi bối rối vội trùng vai nhoẻn miệng cười:
– Người ta đồn mà anh đừng tin làm gì!
Tôi nhanh miệng lách sang chuyện khác:
– chú Tư, sao những ngôi mộ kia lúc nào cũng nhang khói nghi ngút vậy? dì Hai thắp phải không chú?
– Ừm, đúng rồi đó mỗi lần ra bán là bả đều thắp nhang cho những ngôi mộ đó, nhang tàn bả lại thắp tiếp cây khác cho đến khi nào về thì thôi, đấy mày thấy không, bả để cả chục bó nhang trên kệ đấy.
Nói xong chú Tư đưa tay chỉ về phía chiếc xe cHạo.
– Mộ đó là người thân của dì Hai hả chú?
– Chú cũng không rành, nhưng chắc chỉ là cái lễ phép khi mượn chỗ buôn bán thôi, phải vậy thì người khuất mặt khuất mày người ta mới phù hộ mình làm ăn suôn sẻ…
Tôi gật gù im lặng, định bụng bưng tô cHạo lên làm một ngụm cho ấm bụng thì chú Tư trầm giọng nói:
– Nhắc đến những ngôi mộ, sẵn tiện để chú kể cho tụi bây nghe một câu chuyện đáng sợ về những oan hồn mà chú không bao giờ quên được!
Ngay lúc đó có một cơn gió nhẹ lành lạnh thổi ngang qua chúng tôi, cây lá xào xạc đu đưa như tô điểm thêm cho câu chuyện chú Tư thêm phần bí hiểm. Chú đưa cánh tay gân guốc cháy nắng lên kéo một hơi thuốc nữa rồi từ tốn:
– Chú còn nhớ như in năm đó là đầu mùa mưa, khi ấy chú còn khỏe lắm, cứ mưa xuống tối đến là chú cùng các thanh niên trai tráng trong xóm kéo nhau đốt đuốc đi soi ếch. Đêm đó, sau khi Dì tư bây dỗ mấy đứa nhỏ ngủ, thì chú xách cái gọng tre, đốt bó đuốc rồi lách qua vách lá bên hông nhà, định đi thì dì Tư bây thấy thấy lạ nên ngăn lại hỏi:
– Ủa ông đi đâu hướng đó vậy?
– Bà hỏi ngộ đi soi ếch chứ đi đâu?
– Thường ngày ông đi với tụi thanh niên qua mấy mẫu ruộng tập đoàn 1 mà, đây là hướng ra bờ sông, ông ra đó làm gì?
– Bên kia tụi nó kéo đi đông quá, tôi đổi hướng qua bên khu đất tập đoàn 5 xem có thu hoạch lớn không?
– Nhưng mà. ..
– Nhưng mà cái gì, nói nhanh đi trời khuya lắm rồi đó.
– Tôi nghe nói… con sông sau nhà ban đêm hay có. .. mấy thứ dơ bẩn đó, tôi nghe người ta đồn nhiều lắm rồi – Dì tư bây ấp úng, nghe xong chú gạt phắc ngang:
– Bà tối ngày đi nghe mấy cái chuyện tầm pHạo, thôi tôi đi đây.
Chú lặng lẽ bước đi trong đêm, lội bì bõm tiến thẳng ra sau nhà, thời đó rừng rú không chứ đâu phải như bây giờ, lúc đó trong đầu chú không hề nghĩ đến chuyện ma quỷ gì cả, xung quanh thì bóng đêm bao trùm, chỉ nghe được tiếng ếch nhái râm ran gần xa và tiếng nổ lách cách của bó đuốc, thỉnh thoảng tàn lửa rơi xuống mặt nước tạo nên âm thanh hời hớt chua chát. Chú lội băng qua cánh rừng, đến con sông rồi hì hụi đẩy chiếc xuồng ba lá giấu trong gạch nhỏ ra, cấm bó đuốc lên mạng xuồng rồi bơi đi chậm rãi, ven hai bờ sông chỉ thấy toàn dừa nước xen lẫn mấy thân cây còng cao to mấy thân dây leo phủ đầy. Sở dĩ dì Tư bây nói vậy là vì trước đây trên đoạn sông này xảy ra một chuyện vô cùng thương tâm, có 1 gia đình nọ vào một đêm tối trời bị toán người vào nhà, chúng chặt đầu rồi quăng xác họ xuống sông, hết thảy năm mạng người, không biết vì lý do gì, nhưng nghe thiên hạ đồn là bị cướp vào nhà, khi ấy vùng này loạn lạc lắm, xác họ được chôn ngay cạnh nhà, cặp mé sông đến nay thì không còn dấu tích mộ phần đâu nữa. Dân ở đây họ rỉ tai nhau là vào ban đêm thường thấy bóng đen của năm người không đầu đứng cạnh mé sông vẫy vẫy tay, rồi còn có người nói rằng đôi khi lại thấy bóng người bay qua bay lại ngang sông nhưng chú chưa bao giờ tin mấy chuyện nhảm nhí đó, chú nổi tiếng là gan lì mà, lúc ấy chú nghĩ vậy nên ung dung khua nước, ánh trăng lưỡi liềm gọi lên mặt nước êm ắng lạ thường, tiếng ếch nhái cũng lặng đi nhường chỗ cho tiếng cú mèo văng vẳng đâu đó lúc xa lúc gần như vọng về từ cõi hư vô…
Chú bơi được một đoạn thì bỗng ngọn đuốc vụt tắt ngúm, chú nghĩ trong đầu “Quái lạ, có tí gió nào đâu mà đuốc tắt vậy”, mải mê với những suy nghĩ vẩn vơ mà chú đâu hay tai họa sắp ập đến với mình; khi ngẩng đầu lên nhìn xung quanh cảnh vật có vẻ trông rõ hơn khi còn ánh đuốc. .. im ắng… là hai từ để hình dung khung cảnh lúc đó, chú vẫn khua mái chèo đi tiếp, nước róc rách chảy bên mạng xuồng, ánh đuốc tàn sáng rực trong đêm tối, nhấp nhô trên con sóng như oan hồn ma chơi dạo bước trên sông, tàn tro nhấp nháy bay vụt lên bầu trời đặc quánh, âm u.
Bỏm bỏm… bỏm bỏm…
Chú khựng người lại khi nghe âm thanh kì quặc giữa đêm khuya đó, nghe như tiếng người đang bơi lội trên sông, tay chú nắm chặt cán chèo, căng mắt nhìn về phía âm thanh phát ra. Ở xa xa gần đám dừa nước dường như chỗ đấy nước động rất mạnh, trong khoảng tối đó chú không thấy được gì ngoài một màu đen nối dài vô tận dọc theo hai bờ sông, chú lại thầm nghĩ “Chẳng lẽ là bọn trộm gà, trộm vịt”, định bụng vậy chú liền chộp lấy con dao phay rồi khua chèo chậm rãi đến gần. Khi còn cách đó chỉ khoảng vài mét, cũng là lúc đám mây che khuất ánh trăng trôi đi, ánh sáng yếu ớt soi xuống mặt sông để lộ ra trước mặt chú một cảnh tượng hãi hùng, một khuôn mặt trắng bệt ướt sũng đang nhe răng cười khoái trá, thân hình nó thâm tím tong teo, còn trên cổ thì có một vạch gì đó cứ khép vào hở ra trông rất ghê rợ. Chú há hốc mồm, đánh rơi cả con dao trên tay, suýt chút nữa đã không giữ được bình tĩnh mà rơi xuống sông, ánh mắt ma mãnh nó nhìn chú giống như truyền một nguồn điện chạy từ sống lưng đến gáy vậy. Chú chưa kịp định thần thì ào một cái nó phóng nhanh lên bờ, chạy lại phía gốc còng có tàn cây xum xuê đưa ra giữa sông, nó leo thoắt một cái là lên đến nhánh cây đó, rồi nó ngồi vắt vẻo như một con khỉ, ít lâu nó lại treo mình lủng lẳng rồi bò tới bò lui trên cành cây cất tiếng cười khanh khách như oán hận vọng về bốn phía. Con cú gần đó cũng vỗ cánh bay đi mất, đến lúc này chú không còn dám nhìn lên nữa, phải rất lâu chú mới định thần lại được tay cầm mái chèo của chú run lên bần bật như người sốt rét, chú cố đưa tay trèo nhanh nhưng không hiểu sao chiếc xuồng chỉ nhích đi từng chút… từng chút một… Điều đáng kinh hãi hơn là khi mũi xuồng vừa đi đến ngang nhánh cây đó thì bỗng nhiên một cái đầu người rơi bộp lên mũi xuồng, vẫn ánh mắt sắc lẻm ma mị đó, vẫn giọng cười khanh khách đáng sợ đó cái đầu nẩy lên đành đạch rồi rơi tõm xuống sông.
Chú không thể kiềm chế hơn được nữa liền vung mái chèo quay ngược xuồng, dùng hết sức bình sinh bơi thật nhanh về phía nhà, chú không dám ngoái lại thậm chí không dám phát ra tiếng động mà cỗ họng chú cứ rít lên từng hồi vì nỗi sợ, nhưng mọi chuyện vẫn chưa chấm dứt khi chú quay xuồng bỏ chạy, thì chú nghe đằng sau lưng mình có một vật gì đó rơi từ trên cao xuống. .. bõm một tiếng rất lớn linh cảm có điều chẳng lành sắp xảy ra, quả thật là vậy phía sau có âm thanh ào ào của nước đang tiến về phía chú, chú nấc lên từng hồi rồi cắm đầu mà chèo, đột nhiên dưới đáy xuồng có tiếng rõ lên lụp cụp rất to và liên tục, xong một cánh tay xương xẩu thò từ dưới nước lên chụp vào mạng xuồng gần sát chân chú, hoảng hồn chú chụp ngay con dao dưới máng xuồng chặt liên hồi lên những ngón tay ấy, rồi phóng ầm xuống sông bơi thẳng vào bờ, chú co chân chạy thục mạng; mấy lùm cây gãy rạp dưới chân…Sau khi chạy thẳng một mạch về đến nhà, chú ngã lăn ra đất thoi thóp như người sắp chết, dì Tư bây hốt hoảng khóc nức nở vì sợ chú bị trúng gió. Sáng hôm sau chú mới dần dà hồi tỉnh dậy, kể mọi chuyện cho dì Tư bây nghe, mặt bả không còn một giọt máu vội vàng đi mời thầy thuốc nam về trị cho chú, rồi mời cả thầy cúng về làm pháp sự nữa, bản thân chú thì nằm liệt cả tuần lễ trên giường mới ngồi dậy được, kể từ đó chú không bao giờ còn dám đi ngang con sông đó vào ban đêm, có đi soi ếch thì cũng đi chung với nhiều người mãi đến sau này chú mới nghe dì Tư bây kể lại, ông thầy Năm đó quả rất tài giỏi…
Nghe chú Tư Biến kể đến đây tôi vội ngắt lời:
– Ông thầy Năm nào hả chú?
– Thì ông thầy Năm ở miệt bên đầm bông súng, bây về hỏi ba bây chắc ổng cũng biết đó, ông này nổi tiếng lắm tuy nhiên cách hành sự của ông ta có phần quái dị…
Tôi ậm ừ cho qua, rồi chú Tư Biền. Lại tiếp tục câu chuyện:
– Dì Tư bây phải bỏ công đi tận đầm bông súng mới mời ổng về được hôm đó ổng kêu dì Tư bây mua một cái đầu heo với mấy thứ lễ vật linh tinh gì đấy, xong đợi đến đêm xuống ổng một mình bơi xuồng ra sông, ổng dặn là không cho ai đi theo hoặc bén mảng đến gần nơi đó, sau khoảng vài giờ ổng quay về thì chỉ nói vỏn vẹn với dì tư bây một câu “Mọi thứ ổn rồi không sao đâu” xong rồi bình thản mang túi đồ nghề ra về trong đêm tối, sáng hôm sau chú cũng đã ngồi dậy được.
Nghe xong câu chuyện anh Quách đánh đét vào đùi một cái rõ to:
– Chà. .. chà… ông thầy Năm này coi bộ cao tay ấn dữ ha chú Tư.
Nhìn vẻ mặt thán phục của anh Quách tôi xém bật cười thành tiếng nhưng ráng nén lại…
– Thầy Năm không cao tay chắc giờ này tao lên bàn thờ hưởng khói với ông bà rồi, đâu có ngồi đây mà kể chuyện đời xưa với bây.
Anh Quách gãi đầu cười xong đập tay nhẹ xuống bàn tre một cái rồi hí hửng nói:
– chú Tư, sẵn đang cao hứng với lại có thằng Hạo nó về nữa, chú cháu mình vô vài xị rượu cho ấm người ngồi kể chuyện ma quỷ nghe chơi. Nếu chú thấy được thì cháu gọi dì Hai mang rượu với mồi ra, hôm nay cháu đãi, kế đến cháu cũng xin góp luôn một câu chuyện kì lạ mà cháu từng trải qua, chú thấy sao?
Dường như chỉ đợi có thế, chú Tư cười sang sảng quay sang tôi:
– Ý bây sao hả Hạo?
Tôi ngập ngừng đáp:
– Dạ. ….. cháu uống kém lắm, hay chú với anh cứ uống con ngồi chơi được rồi!
– Cái thằng, làm vài ly thì có chết chóc thằng tây thằng pháp nào. Với lại hiếm khi có dịp thằng Quách nó chịu móc túi ra trả tiền, còn nếu bây sợ nhậu vô về ông già bây la thì cứ việc nói chú Tư xúi giục là được.
Anh Quách ngại ngùng vội ngắt lời phân bua:
– chú Tư làm như con keo kiệt lắm vậy!
Riêng phần tôi mai còn có việc quan trọng phải giải quyết, nhưng chú Tư đã mở miệng nói vậy mà tôi từ chối thì không được hay cho lắm. Ngẫm nghĩ một hồi thôi thì uống vui với chú và anh vài ly chắc cũng không đến nỗi nào, vậy là tôi đồng ý. Anh Quách vội vàng chạy giục dì Hai làm mồi rồi tự mình mang ra luôn.
– Rượu thịt đã sẵn sàng, giờ chiến nghe chú Tư.
Anh Quách Hạo hứng bắt nhịp cho cuộc đàm đạo về cõi âm của chúng tôi. Anh rót một ly rượu đầy rồi đưa cho chú Tư:
– Chú “khai đao” trước đi chú Tư.
Chú Tư cầm ly rượu định đưa lên miệng uống thì tôi vội ngăn lại:
– Khoan đã chú Tư, chú cho con mượn ly rượu được không?
– Bây muốn uống trước cho ấm bụng à, nè làm trước đi.
Tôi không nói gì đưa tay đón lấy ly rượu, rồi đứng dậy đi đến sạp cHạo dì Hai xin dì Hai vài cây nhang. Mọi người vẫn đang ngơ ngác, tôi bật lửa đốt nhang cho đến khi khói đã nghi ngút quyện vào không trung, tôi tiến đến cái miếu thổ thần nhỏ nằm dưới gốc trâm bầu, thắp cho miếu 3 cây rồi quay lại chỗ ngồi, tôi tiếp tục cắm 3 cây nhang vào chiếc ghế tre cạnh bên, xong nâng ly rượu lên lầm bầm khấn:
– Ngày rằm cửa mở
Hồn lại, vong qua
Nếu có nán lại nơi đây
Thì mời vào nhấp vài chung rượu. .
Chúng tôi ngồi kể vu vơ
Chỉ nghe thôi đừng chạm
Có thích cũng đừng trêu
Có giận cũng đừng càn
Nên nhớ. ..
Hướng tây có Thổ Thần
Hướng đông có Bạch Hổ
Xin kính trước ly này
Hồn lại, vong qua.
Khấn xong tôi đổ ly rượu quanh chiếc ghế theo hướng vòng cung, sau đó tôi ngước lên thì thấy ai cũng đang trố mắt nhìn tôi, riêng anh Quách mặt thì xanh như tàu lá chuối, anh lắp bắp:
– Mày làm gì vậy Hạo? Không lẽ… mày có thể nhìn thấy ma thiệt sao? Không lẽ..không lẽ… mày đã nhìn thấy mấy thứ đó lảng vảng đâu đây hả, mày đừng có hù anh nha.
Chú Tư cũng tiếp lời:
– Bây khấn cái gì hồi nãy vậy Hạo?
Tôi bối rối vội xua tay giải thích:
– Dạ….dạ không phải như mọi người nghĩ đâu, tại cháu nghe mấy người xưa có dạy ăn uống cũng phải ngó trước nhìn sau, dù là người sống hay kẻ chết cũng vậy. Còn về bài khấn kia thì cháu cũng chỉ thuận mồm đọc đại vậy thôi, mọi người đừng quan tâm làm gì.
Anh Quách thở pHạo nhẹ nhõm:
– Cái thằng quỷ này, xém chút tao bị mày hù chết rồi, tao còn tưởng là thầy bà dựa mày nữa chứ.
Tôi phì cười rồi rót lại ly rượu khác cho chú Tư, ông khà một hơi hết sạch xong à một tiếng ngon lành, anh Quách nuốt nước bọt trông có vẻ thèm thuồng, không đợi tôi động tay anh đã chộp lấy chai rượu rót ra một ly đầy tràn, cũng tu một hơi hết sạch. Men rượu nồng nàn hoà cùng mùi thơm dịu của tô cHạo lòng, làm tôi chưa kịp uống đã mém say, tôi thầm cười thiết nghĩ cuộc đời có được bao lần anh em chú cháu ngồi quây quần bên nhau tâm sự, thôi thì cứ uống. Tôi cầm ly lên và cạn, rồi nhăn nhó mặt mài như vừa cắn phải ớt, chú Tư và anh Quách cười phá lên chọc quê tôi, nhưng tôi không để ý chỉ là vì tôi đang cảm nhận cái ấm dần từ cổ họng xuống bụng, vị của rượu từ từ không còn đắng nữa, tôi chỉ còn cảm nhận được chút ngọt dịu nhẹ của gạo và hơi ấm nồng của men, đầu lưỡi tê lại chút ít, đã lâu rồi tôi chưa uống rượu lại, kể từ cái ngày nhận bằng tốt nghiệp và chia tay nhóm bạn thân cùng lớp. … Tôi ngước mặt lên, ngẩng cao đầu nhìn chú Tư và anh Quách rồi “À” một tiếng thật dài như người sành rượu. Cả hai người họ đơ người ra vài giây rồi lại đồng thanh phá lên cười, chú Tư vừa cười vừa nói:
– Sao mới có một ly mà xỉn rồi hả cháu tôi!
Tôi vò vò đầu nói:
– Cháu đã nói cháu không biết uống mà.
– Thôi, chúng ta quay lại với tiết mục kể chuyện đêm khuya thôi.
Nói xong chú quay sang anh Quách:
– Thằng Quách, khi nãy chú nghe bây nói bây muốn góp một câu chuyện ma mà, giờ kể cho mọi người nghe xem.
Anh Quách dạ một tiếng rồi bắt đầu trầm giọng lại:
– Chuyện là như vầy. . à mà khoan để con hớp thêm ngụm rượu nữa lấy bình tĩnh.
Anh rùng mình một cái rồi làm thêm ngụm rượu, tay anh không buông ly xuống, anh ngưng cười và đôi mắt thì bắt đầu trở nên buồn xa xăm, theo tôi thấy đây chắc cũng là câu chuyện từng xảy ra với chính anh, anh thở dài rồi bắt đầu hồi tưởng:
– Có lẽ mọi người không tin nhưng chuyện này thật sự đã từng xảy ra, và chính con là người khơi mào của mọi bất hạnh mà con sắp kể tới đây, con luôn cảm thấy ân hận rất nhiều và căm thù “thứ đó” cho đến tận bây giờ. ..chắc chú Tư cũng không lạ gì với con Mén vợ của con rồi đúng không, sau khi con và mén lấy nhau được 1 năm thì có được thằng cu lì, con rất là vui. Con còn nói với mén là sau này thằng lì nó lớn con sẽ dạy nó cái này dạy nó cái kia, mặc dù con dốt đặc cáng mai.
Anh Quách cười nhạt rồi kể tiếp:
– Năm thằng lì lên 3 tuổi, cứ tưởng mọi thứ sẽ trải qua êm đềm như con nghĩ, nhưng rồi cái ngày định mệnh cũng tới. Hôm đó nhà ông trưởng ấp Bình thu hoạch cá nên ổng ghé nhà kêu con sang phụ rồi sẵn tiện sên lại cái đìa cho ổng thả mẻ cá mới, con ậm ừ định bụng không đi vì con ghét thằng cha này lắm, chú cũng thừa biết ổng nổi tiếng keo kiệt và khó ưa mà, nhưng vì ổng hứa trả công cao nên con đồng ý. Vậy là ổng đèo con trên chiếc xe đạp băng qua con đường sình lầy của vùng bưng, rồi phải vác chiếc xe đạp qua mấy sào ruộng mới đến được nhà ông ta, đây cũng là lần đầu con đến nhà thằng cha Ba Bình, cảm nhận đầu tiên của con khi nhìn ngôi nhà từ xa là nó khá khang trang tươm tất, nhưng con vẫn cảm thấy có điều gì đó kì lạ và ngột ngạt trong ngôi nhà này. ông ta dẫn con đi thẳng ra phía sau nhà, bà vợ kế đang mang bầu của ông ta cũng đi theo. ra sau đến sau nhà ông ta chỉ tay về hướng cái đìa cá rồi nói
– Đấy, chú mày giúp tao nha, tao đặt sẵn cái máy cu-le 4(Kuhler) ở đó rồi, chú mày ra bơm nước bắt hết cá rồi sên lại cái đìa dùm tao nha, tao phải ra chợ có tí việc, chút tao về.
Con ngạc nhiên hỏi:
– Sao có mình tôi làm vậy, ông không có kêu thêm người phụ à. cái đìa lớn vậy có mình tôi sao làm siết đây!
– Ậy, tao có kêu nhưng ai cũng bận hết rồi, chú mày gáng giúp dùm nha.
Không đợi con trả lời ông ta nhanh chân quay đi, con chỉ còn biết bấm bụng chịu thiệt, đã biết ông ta chẳng tốt lành gì mà trả công cao thì ra là muốn con làm hết mọi thứ, cái này trả hai ngày công còn chưa thoả đáng nữa là. Con quay sang nhìn cái đìa mà thở dài ngao ngán, cây cối mọc chằn chịch xung quanh miệng đìa, thế này phải chặt hết cây đi mới có thể làm được, con đi ra giật nổ chiếc máy cu-le 4 rồi cầm rựa ra dọn cây hì hục cả nửa ngày trời mới xong, nước trong đìa cũng đã cạn. Con ghé mắt nhìn xuống đìa thì hỡi ôi…cá đâu không thấy mà xương cá thì nằm trắng cả đìa, đang thầm nghĩ chuyện quái gì xảy ra với lũ cá vậy thì ông Ba Bình cũng về đến, ông ta cũng há hốc mồm giống như con, ông ta vội đến chổ con:
– Chuyện gì xảy ra với lũ cá của tao vậy Quách?
– Ông hỏi tôi, tôi hỏi ai đây. Tôi cũng đang muốn biết đó. Có phải ông ăn ở sao mà để thiên hạ nó ghét, rồi nó vào đây nó thuốc cái đìa cá của ông không?
– Làm gì có mậy! Tao ăn ở hiền lành có bao giờ đụng chạm ai đâu, với lại mấy đêm nay ngủ sau nhà tao còn nghe lũ cá ăn móng suốt cả đêm dù có bị thuốc đi nữa thì hôm nay cá chỉ ương sình lên thôi, làm gì chỉ rã ra còn xương không vậy? Kì lạ thiệt.
– Thôi, thôi tôi không quan tâm. Giờ ông có sên lại cái đìa không? Nếu không thì trả tiền công để tôi về!
– Sên chứ sao không mậy.
Ông ta bực dọc quay đi, con lại phải tiếp tục làm việc. Con bắt đầu xoắn quần lên và lội xuống đìa, sình lún rất sâu đến cả ngang lưng quần,mùi hôi nồng xông lên mũi làm con xém chút nữa đã ói, có lẽ là mùi cá chết, con cầm chiếc gàu cố xúc sình hất lên bờ đều đặn, mặt trời cũng xế chiều con gáng tay xúc vài gàu nữa cho xong công việc, khi vung tay lên ấn gàu xuống thì con nghe một tiếng “cốp” vang lên, ,con dừng lại và đưa tay thọc sâu xuống mớ sình lầy hôi tanh mò mẩm và mọi người có biết thứ con lôi lên được là gì không? Đó là xương cánh tay người, lúc đó con hoảng quá té nhàu ra sau, mặt cắt không còn giọt máu. Một hồi lâu sau con mới định thần lại được, định la lên báo cho thằng cha Ba Bình biết, nhưng rồi con khựng lại ít giây đưa mắt nhìn về phía cánh tay, hình như trên cánh tay trơ xương đó có thứ gì thì phải, con lấy hết can đảm đưa cánh tay run run của mình cầm khúc xương lên, rồi từ từ lau hết lớp bùn dính trên đó thì ra là một chiếc vòng bằng vàng rất đẹp, thì ra là một người phụ nữ,sao cô ta lại chết dưới này. Kể đến đây con thấy mình thật xấu hổ. …
Anh Quách im lặng, rót ra thêm ly rượu nữa đưa cho tôi. Anh cúi đầu trầm giọng:
– Thay vì con báo cho công an để người ta tìm ra sự thật thì con lại nổi lên lòng tham lấy đi chiếc vòng đó và ấn sâu cánh tay kia trở về với đáy. con đã giả vờ như không có chuyện gì xảy ra, lên nhà nhận tiền và ra về. Con vội vã về nhà khoe với con Mén và định sẽ đem bán nó cất lại cái buồng dột nát của hai vợ chồng. Nhưng vợ con nó nói:
– Mình ơi, làm vậy có thất đức quá không mình. em nghe mấy người lớn tuổi nói lấy đồ của người chết là nó sẽ theo mình về nhà đấy.
Con mới buồn bã nói với con Mén:
– Má thằng lì đừng suy nghĩ nhiều, cái buồng mình đã dột nát lắm rồi mùa mưa cũng sắp tới nữa, với lại thằng lì gần đến tuổi đi học nữa, không có tiền làm sao xoay sở đây
– Nhưng mà. .
– Thôi, không sao đâu. Để anh đem nó đi ra chợ huyện bán, em ở nhà trông con đi
– Khoan đã mình. .. hay là mình cứ tạm thời giữ lại khi nào thật sự cần thiết hẳn đem bán
Con suy nghĩ một hồi rồi nói:
– Được rồi, cứ nghe theo mình vậy.
Thế là vợ con đem nó vào buồng trong cất, con lại tất bật với công việc hàng ngày.
Cho đến đêm hôm đó, trời có vẻ oi bức khó tả, con đi làm về sau một ngày mệt mỏi, thằng lì đã ngon giấc, vợ con đang loay hoay phía sau bếp chuẩn bị cơm, con đặt chiếc cuốc lên kệ rồi ra bếp ôm vợ từ sau định nũng nịu chút xíu nhưng vừa chạm tới người mén, con có cảm giác một luồng khí lạnh xông thẳng vào người và có mùi hôi rất kì lạ hắt lên, con vội buông người mén ra:
– Em…sốt hả, sao người em lạnh vậy?
Mén quay lại cười với con:
– Em có bị sao đâu. À! Mình xem, đẹp không?
Nói xong mén đưa tay lên lắc lắc chiếc vòng trên tay. Con hoảng hốt thốt lên:
– Sao em lại đeo nó?
– Có sao đâu mình, em chỉ đeo thử một lát thôi rồi tháo ra cất.
Con gắt giọng nạt:
– Mình cất vào ngay cho tôi, nhỡ ai thấy là phiền lắm.
– Được rồi, cất thì cất.
Vợ con lẩy lên rồi đem cất, xong vào buồng ngủ luôn không thèm đếm xỉa tới con, con ăn xong cũng vào ngủ.
Nửa đêm. … Con trở mình thức dậy đi tiểu, thắp cây đèn cóc trong buồng lên, con mắt nhắm mắt mở lần mò ra trước nhà, kiếm đại góc dừa nào để giải quyết bầu tâm sự. mọi thứ xung quanh chỉ mờ mờ hoà vào tiếng gió vi vu trong đêm vắng làm những tàn lá dừa vỗ vào nhau xào xạc xong lại lùa qua đủng quần làm con rùng mình. Đột nhiên con nghe rõ tiếng dội nước phía sau nhà hình như là nơi sàn nước nhà con, quái lạ chẳng lẽ là vợ con ra tắm, nhưng giờ này hơn 12 giờ khuya rồi tắm táp gì nữa. Thế là con vội chạy vào nhà thắp thêm chiếc đèn ống khói rồi cầm nó lần mò ra phía sau nhà, ánh sáng vàng vọt từ từ làm hiện rõ mọi thứ, đến sàn nước con thở pHạo nhẹ nhỏm thì ra đúng thật là Mén đang tắm chiếc lưng trắng nuột đang quay về phía con, con cười rồi nói đùa:
– Ah hèm….tắm cho sạch nha, chứ hồi chiều anh nghe trên người má thằng lì có mùi hôi rồi đó, thôi tắm nhanh rồi vào nhà kẻo bệnh
Nói xong con quay vào nhà đặt chiếc đèn lên kệ bếp phía nhà sau, định bụng trở ra sào áo lấy chiếc khăn cho vợ thì có cánh tay ôm vòng từ phía sau qua eo con, con phì cười biết ngay là mén
– Sao, biết lạnh rồi phải không?
Mén không trả lời, con đưa tay xuống nắm tay cô ấy thì giật mình phát hiện ra vợ con lại đeo chiếc vòng đó nữa, định quay lại mắng nhưng khi con ngước nhìn lên vách nhà mình dưới ánh đèn ống khói in bóng con trên vách lá, thế nhưng điều đáng sợ ở đây là bóng người vợ đang ôm con từ phía thì chẳng thấy hiện ra trên vách, đôi chân con bắt đầu nhũn ra run lẩy bẩy, vậy cuối cùng ai là kẻ đang ôm con đây….Mùi thối kia bắt đầu trở lại, con dùng hết sức bình sinh giật phăng cánh tay đó ra rồi quay lại nhìn, khi nhìn thấy sự thật con té xuống nền đất rồi lê lếch như một đứa trẻ. Trước mắt con là một kẻ trong hình hài của Mén với nửa khuôn mặt nát bét và hàm dưới gần như rơi ra treo lủng lẳng trên mặt, máu me bê bết cùng một vài con dòi đang lúc nhúc trên đống thịt thối rửa đó. Nó nhoẻn miệng cười nhẹ, đôi mắt vô thần lăm lăm nhìn về con rồi từ từ tiến lại gần, âm thanh xào xạt của gió phía ngoài trời ngày càng mạnh. . rồi… “phụt” chiếc đèn óng khói tắt ngúm, để lại một màu đen dày đặt đến khó thở. .rồi…”phụt” đèn cháy trở lại, nhưng lúc này gương mặt kinh tởm của nó đã áp sát vào mặt của con, nó cười ré lên trong đêm. Con phát hoảng hét lên rồi bỏ chạy về phía buồng, vừa đến cửa buồng bất thình lình bóng Mén xuất hiện ra từ trong, làm con té chổng chân lần nữa, mặt con tái ngắt. Vợ con đang cầm trên tay chiếc đèn cóc dụi dụi mắt rồi hốt hoảng hỏi:
– Mình bị làm sao vậy, đêm hôm khuya khoắt la um sùm lên vậy coi chừng làm con giật mình đó.
Con e dè chậm rãi đứng dậy:
– Là em thật hả?
– Mình nói gì vậy, em chứ ai.
Con run rẩy đưa tay lên chạm vào cằm mén, quả thật là Mén rồi. ..
Lúc này tôi lầm bầm ngắt lời anh Quách:
– Chẳng lẽ là âm khí mượn hồn, kiểu này thì đúng là nguy thật.
Chú Tư vỗ vai tôi hỏi:
– Có chuyện gì vậy Hạo?
– À không có gì đâu chú, anh Quách, anh kể tiếp đi
Anh Quách tiếp lời:
Con vội vàng chộp tay vợ lôi thẳng vào buồng đóng sầm cửa lại, thở hổn hển một hồi rồi hỏi vợ:
– Cái vòng tay đâu, cái vòng tay đâu?
– Thì trong tủ áo chớ đâu, mình bảo em cất mà.
– Đưa cho anh, anh phải chạy ra chợ huyện bán nó ngay bán nó ngay…nhanh.
– Mình điên rồi à, giờ này khuya lắc khuya lơ ai mở cửa cho mình mà bán. Thật ra đã xảy ra chuyện gì vậy
Con không trả lời, cố chấn tỉnh lại bản thân:
– Sáng mai anh sẽ bán nó. .. không thể giữ lại được.
– Mình có thể nói cho em biết có chuyện gì được không?
– Không có gì đâu, em vào mùng ngủ với con đi.
– Vậy mình cũng ngủ sớm đi, mai còn đi làm nữa.
Nói xong mén quay lại giường ngủ, riêng con không tài nào ngủ được, con châm điếu thuốc và ngồi ở đầu giường mắt lúc nào cũng trực chờ nhìn vợ chốc chốc lại nhìn về phía tủ quần áo nơi để cái thứ âm tà đó, cứ thế cho đến khi gà gáy sáng. Mén giật mình thì thấy con chuẩn bị thay quần áo:
– Mình đi đâu vậy?
– Ra chợ huyện!
– Vậy còn chuyện cuốc rẫy cho bà hai điệu thì sao, mình nhận làm mà không đi là bả qua tới nhà chửi đó.
Lúc đó con ngừng lại suy nghĩ, vợ con lại nói tiếp:
– Thôi thì vầy, mình làm buổi sáng đi rồi trưa nói bả một tiếng hẳn về, đi cũng chưa muộn.
– Được rồi, vậy trưa nay anh về, ở nhà em tuyệt đối không được lấy thứ đó ra, biết chưa.
– Em biết rồi mà, anh cứ đi làm đi.
Con vác cuốc ra rẫy nhưng trong lòng nơm nớp lo sợ, và điều con lo sợ đã đến.
Sáng đó, vợ con ở nhà trầm lá trước sân, cu lì thì chơi đùa bên trong. Đột nhiên nó chạy ra nói với mén:
– Mẹ ơi, con có bạn chơi chung rồi
Vợ con tỏ ra khó hiểu, nhà thì nằm bơ vơ giữa đồng lấy đâu ra trẻ con chơi với nó:
– Con nói ai chơi với con.
– Cái dì trong nhà mình kìa.
Nói xong, cu lì chỉ tay vào trong nhà, vợ con căng mắt nhìn theo nhưng chẳng thấy ai:
– Làm gì có ai trong nhà.
– Có mà mẹ, dì ấy đang đứng trước cửa cười nữa kìa.
Vợ con bắt đầu cảm thấy hoang mang:
– Thôi, con chơi trước sân thôi không được vào nhà, đợi ba con về.
Cu lì lủi thủi đi lại chổ cái chài cá con phơi trước sân ngồi chơi một mình, mén thấy yên tâm phần nào nên làm việc tiếp, hồi lâu sau vợ con không nghe thấy tiếng thằng cu lì nữa liền lo lắng nên quay sang tìm thì nhìn thấy cu lì đang quỳ gối đầu đút vào miệng chài thân đung đưa qua lại, mén quát:
– Lì, con chơi dại vậy, lại đây ngay cho mẹ!
Thằng lì không trả lời, vợ con nổi cáo cầm roi đi lại định quật cho nó vài roi, nhưng vừa mở miệng chài lên thì thằng lì nằm vật ra đất, hai mắt đỏ ngầu, lưỡi thè ra một khúc, mình mẩy nó trắng bệt hết. .. vợ con bủn rủn người ngồi quỵ xuống đất ôm lấy thằng lì mà gào lên kêu cứu, mén khóc đến đứt cả hơi nghẹn cả cổ mà thằng lì vẫn nằm trơ đó không thở nữa. …
Nói đến đây anh Quách nghẹn ngào rơi nước mắt, cả chú Tư và tôi đều chạnh lòng vì bất hạnh của anh, anh vệt nước mắt rồi kể tiếp:
Ngay lúc đó con cũng vừa về tới, thấy mén ôm thằng nhỏ khóc lóc thảm thương biết là có điều chẳng lành nên quăng luôn cây cuốc lao tới bên vợ:
– Cu lì nó bị sao vậy em?
Mén khóc to hơn rồi nói trong nghẹn ngào:
– Con nó chết rồi mình ơi.
– Tại sao chết, tại sao lại chết
Vợ con lắc đầu rồi tức tưởi khóc tiếp, con cũng sục sùi khóc theo, con ôm xác thằng lì mà lòng như lửa cháy, con nhìn lên cổ nó có hằn lên một vệt đỏ hoa văn rất quen, con chợt sực nhớ ra nó giống với thứ hoa văn trên cái vòng tay kia, khi đó con điên tiết lên đôi mắt long tròng hét lên thật to:
– Là mày phải không?
Con vùng lên chạy nhanh vào nhà, vác cây búa lăm lăm vào buồng moi cái thứ tà khí trong tủ áo ra quăng xuống đất, rồi vung búa chặt như điên như dại vào nó, cái vòng tay lún sâu xuống nền đất cùng những vết búa loang lổ,con nghiến răng quát:
– Mày hại chết con tao rồi mày vui chưa?
Con khom người xuống moi cái vòng ma quái đó lên, định bửa cho nó thêm cho nó vài búa nữa nhưng lạ thay, chiếc vòng không hề bị mẻ một miếng nào, thậm chí vết xước nhỏ cũng không có. con lại hét lên:
– Tao không sợ mày đâu
Con vụt chạy ra phía bờ sông vung tay ném nó xuống dòng nước xiết, rồi quay lại bên vợ con. Hôm đó con làm ma chay cho thằng lì, vì nhà nghèo nên con chỉ đóng cho nó một cái Quách nhỏ rồi chôn phía sau nhà, vợ con khóc lóc vật vả mấy ngày rồi từ đó trở nên lúc điên lúc tỉnh, khi mơ màng mén hay nói chuyện một mình và ngồi cười ngây dại và chính con đêm nào cũng nằm mơ thấy ác mộng, lúc thì thấy một vong nữ xích cổ một đứa bé, lúc lại nghe tiếng thì thầm bên tai “là do mày tự chuốc lấy ” và tiếng cười khanh khách vang vọng. cả tháng trời không hôm nào con ngủ được ngon giấc.
Vào buổi sáng hôm nọ, anh hiển qua nhà rủ con đi làm chung, con uể oải khoác chiếc áo, anh làm ngụm trà rồi tặc lưỡi bảo:
– Mày hay tin gì chưa Quách?
– Tin gì?
– Vợ thằng cho Ba Bình hư thai rồi.
– Hả?
Con ngạc nhiên ngước nhìn anh hiển
– Sao lại hư thai vậy anh
– Anh nghe tụi dưới bưng đồn là bà vợ kế của ổng bị ma nhát, nghe nói nửa đêm bả ra sau nhà đi vệ sinh, thấy dưới đìa có bóng trắng bò lên, bả hoảng quá chợt chân té rồi hư thai lun.
– Rồi sao nữa anh?
– Chú mày bình tỉnh để anh cho nghe. ông Ba Bình hổm rài nhờ người đi kiếm thầy bà gì đó về bắt ma, nghe đâu hôm nay có ông thầy cao tay nào đó tới nè
Nghe đến đây con liền nảy ra một ý. con vội giục anh hiển đi làm trước. riêng con tức tốc chạy qua nhà ông Ba Bình. đến nơi thì mồ hôi ướt đầm trên áo, con thở hổn hểnh một hồi rồi tiến vào nhà ổng.
Vừa vào đến cổng con liền thấy một ông già tầm 70 tuổi, đang thong dong ngồi uống trà trước sân, con từ từ tiến lại gần, chưa kịp cHạo hỏi gì thì ổng đã phán:
– ấn đường xám xịt, ngũ quan yếm khí. ..chắc đang gặp phải điều không nên gặp có đúng vậy không?
– Dạ, đúng vậy ạ, cháu đến đây cũng vì mong ông giúp cháu!
Ông lão lại hớp một ngụm trà, suy tư một hồi thì Ba Bình từ trong nhà tiến ra sân, ông ta có vẻ cung kính:
– Thưa thầy mọi thứ đã chuẩn bị xong
Nói xong ông ta quay sang nhìn con:
– Quách, chú mày sang đây làm gì?
Con chưa kịp trả lời thì ông lão kia đứng phắt dậy đi vào nhà, một lát sau ông ta lại đi ra với chiếc búa bén ngót trên tay, vẫn không nói gì lão tiến đến gốc cây rừa to đùng mọc ngay trước cửa nhà ông Ba Bình, lão vun tay chém từng nhát chắc nịch vào gốc cây, một lát sau cây rừa đã bị hạ trong sự bàng hoàng của con và ông bình. Ông ta tiến đến chiếc bàn khi nãy rót một ly trà uống, thong thả châm điếu thuốc. Ông Ba Bình hoang mang lên tiếng:
– Thầy ơi, sao lại chặt cây rừa của tôi vậy, đây là cây mà cha tôi trồng khi còn sống đó.
Ông lão bình thản rít một hơi thuốc rồi trả lời:
– Ông có biết thế nhà của ông tứ hướng đều là thế sát trong phong thuỷ không. Vẫn còn nhiều vấn đề tôi sẽ nói từ từ cho ông hiểu. xin hỏi nhà này do cha ông tự xây hay nhờ người khác giúp dựng nên?
Ông Ba Bình ấp úng:
– Dạ, là nhờ thầy phong thuỷ xây dùm ạ!
– Tôi không biết gia đình ông có thù oán gì với thầy phong thuỷ đó không, nhưng mọi thứ xây nên ở đây đều bất lợi cho gia chủ, nhẹ thì tai ương bệnh tật, nặng thì tổn mạng cho con cháu đời sau. Dương trạch ở đây đã phạm vào hình sát trong năm sát của phong thuỷ: hình sát, quang sát, khí sát, thanh sát và phong sát. Hình sát là sát khí hữu hình của vật thể có thể nhìn thấy được. Tôi sẽ chỉ ông hai điều trước mắt, ông có biết tại sao tôi lại chặt cây không?
– Dạ, không ạ!
– Vì trước cửa chính nhà ông có cây lớn, gọi là môn khẩu thụ chàng, phạm vào cấm kị phong thuỷ dễ làm gia chủ mắc bệnh nên vì thế tôi mới ra tay hạ cái cây. Thứ hai, cũng về môn khẩu (cửa chính) có đường lớn thẳng tấp đâm vào, chính là con đường đê trước cửa nhà ông, người ta gọi đó là lộ xung, đường càng lớn hung khí càng cao,phương vị này cũng rất nguy hiểm. giờ ông nhìn xem, khu đất của ông cây cối um tùm cao ngút che hết ánh sáng, làm dương khí suy giảm, âm khí tăng cao. Chưa hết, ông hãy vào nhà cùng tôi.
Nói xong ông lão và Ba Bình nhanh chân bước vào nhà, con cũng lủi thủi theo sau. vào nhà ông ta chỉ tay về cửa trước rồi quay lại chỉ về cửa sau:
– Hãy xem, nhà ông cửa chính thông cửa hậu, khí vận vừa vào chưa tụ đã tan, đây gọi là xuyên đường sát, giờ nhìn lên trần nhà đi, cây dầm nhà chính đâm thẳng vào chính giữa cửa lớn không lệch một li đây gọi là xuyên tâm sát, có phải ông hay bị mất ngủ, tâm thần lúc nào cũng bất an không
Thằng cha Ba Bình gật đầu rối rít
– Vẫn chưa hết đâu, tôi có thể vào buồng ông xem một chút không?
– Dạ, được!thầy cứ tự nhiên
Ông ta lại thong dong đi vào buồng, rồi tiến đến cửa sổ ngay đầu giường ngủ của hai vợ chồng Ba Bình đưa mắt nhìn ra phía bên hông nhà một hồi rồi quay vào nói:
– Ông hãy cho tôi biết cái mộ ngoài kia của ai vậy?
– Dạ, là mộ của cha tôi!
– Vậy ông ta sinh năm mấy?
– 1910!
– Vậy còn ông
– Dạ, 1940!
Ông lão lẩm bẩm một mình rồi thở dài:
– Nói thật cho ông biết cái mạng của ông giữ được đến bây giờ đúng là kì tích rồi đó.
Ba Bình hốt hoảng:
– Thầy. . thầy nói vậy là sao hả thầy?
– Có phải ông thầy phong thuỷ kia cũng dặn dò ông là khi cha ông chết nên xây mộ nằm ngang hướng chân về phía nhà không?
– Dạ, đúng là vậy đó thầy, ông ta nói làm như vậy sau này con cháu sẽ được hưởng phước của ông bà.
Ông lão kia lắc đầu ngao ngán:
– Mộ của cha ông đầu hướng về đông bắc chân đạp về tây nam vào ngay đầu giường của ông, cha ông là canh tuất, mạng kim rơi vào cung kiền. còn ông canh thìn, mạng hoả rơi vào cung ly. Kiền dương Kim gặp ngay cung Hoả mà niên tinh lại là Ngũ quỷ tức sao liêm tinh chiếu đầu giường, hoạ hoạn chắc chắn đổ lên đầu con trai trưởng là ông. quả thật rất thâm độc
Nghe xong Ba Bình mặt biến sắc rõ rệt, mồ hôi lạnh đổ dồn trên chán, ông ta bắt đầu mếu máo xin ông lão kia cứu giúp:
– Thầy ơi, có cách nào cứu tôi không thầy, tôi chưa muốn chết đâu thầy.
– Tôi chưa nói xong nên ông đừng vội khóc lóc. Còn một chuyện đáng sợ hơn nữa. ông đứng dậy đi theo tôi ra sau đìa cá
Vậy là mọi người kéo nhau ra đìa cá sau nhà Ba Bình. đến lúc này ông lão kia mới chịu đếm xỉa tới con, ông ta quay sang nhìn con rồi nói:
– Này anh kia, lấy xẻng đi đến bốn góc đìa, từ miệng đìa đo xuống ba gang tay, rồi đào vào lấy những thứ đó lên cho tôi.
Nghe vậy con tái xanh mặt mài, lắp bắp hỏi lại:
– Lấy gì hả ông?
– Cậu đừng lãi nhải nữa, đào thấy thứ gì thì lấy thứ đó lên cho tôi
………………(Còn Tiếp_)
Pingback: Truyện Ma Kinh Dị - Quyển 5: BÌM BÌM QUẤN QUÝT